Vào ngày 30 tháng 4 năm 2019, tại Thành phố Hải Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Câu lạc bộ các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, thành phố toàn quốc lần thứ 26 (năm 2019), chủ đề “Trung tâm Giáo dục thường xuyên – thúc đẩy việc học cho mọi người”, chủ trì Hội nghị là Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và Lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hải Phòng, tham gia có các Trung tâm Giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, thành phố và các trường đại học.

Tại diễn đàn Hội nghị, Đại diện Trường Đại học Vinh, Phó Hiệu trưởng Nguyễn Ngọc Hiền phát biểu. Sau đây là toàn văn bài phát biểu:

        Nhận thức sâu sắc vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng Giáo dục thường xuyên,  giáo dục liên tục trong bối cảnh hiện nay, bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế, hướng đến xây dựng nền giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập; thông qua đó giúp cho mọi người trong cộng đồng được học liên tục, học suốt đời, vừa làm vừa học với tinh thần học để biết,  để làm việc tốt hơn,  chung sống tốt hơn và để sáng tạo ra tri thức đóng góp cho xã hội…(tinh thần của UNESCO về bốn trụ cột của giáo dục: biết,  làm,  chung sống và để làm người).

        Là một cơ sở giáo dục đại học, qua thực tiễn phối kết hợp với các Trung tâm Giáo dục thường xuyên các tỉnh thành trong cả nước tổ chức các hoạt động đào tạo,  bồi dưỡng nhân lực ở nhiều chương trình đào tạo,  bồi dưỡng với nhiều hình thức khác nhau,  chúng tôi cho rằng Giáo dục thường xuyên  nói chung và vai trò của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên các tỉnh, thành nói riêng đã có nhiều đóng góp trong việc thay đổi nhận thức của xã hội về việc học tập suốt đời, huy động được sự tham gia học tập của đông đảo cộng đồng với các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng linh hoạt,  phù hợp với các đối tượng người học và đạt được nhiều kết quả khác như trong báo cáo và các tham luận trước đó đã trình bày.

        Tuy nhiên, trước bối cảnh đổi mới và hội nhập, yêu cầu của Nghị quyết 29, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Tôi cho rằng Giáo dục thường xuyên  nói chung, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của các Trung tâm Giáo dục thường xuyên  và các cơ sở giáo dục đại họcnói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như những khó khăn, thách thức:

 - Thuận lợi

    * Quan điểm nhất quán  của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền giáo dục mở và xã hội học tập.

    * Nhận thức và nhu cầu học tập của cộng đồng ngày càng cao.

    * Nguồn lực trong xã hội ngày càng lớn do kinh tế phát triển.

- Khó khăn:

    * Nhận thức của cộng đồng về học tập suốt đời còn hạn chế, học chủ yếu hướng đến bằng cấp; công tác truyền thông của chúng ta còn chưa đáp ứng yêu cầu.

    * Chất lượng giáo dục và đào tạo của GDTX chưa tạo được niềm tin cho xã hội.

    * Cạnh tranh ngày càng gay gắt với các tổ chức giáo dục khác (hàng năm có trên 20 triệu lượt người học tập liên tục - đã qua đào tạo ban đầu, số học tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên là không nhiều)

    * Sự phối hợp giữa các Trung tâm Giáo dục thường xuyên với nhau và với các cơ sở giáo dục đại học còn có một số hạn chế,  chủ yếu mang tính thời vụ,  thiếu căn cơ…( hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo,  bồi dưỡng giữa Trung tâm Giáo dục thường xuyên với các cơ sở giáo dục đại học với tư cách là bên liên quan trong phương thức chương trình đáp ứng nhu cầu xã hội; chia sẻ thông tin và tài nguyên giữa các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tromg cùng hệ thống…)

Trước yêu cầu của đổi mới giáo dục đào tạo,  của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4; yêu cầu của chất lượng nguồn nhân lực và nhu cầu được học tập liên tục,  suốt đời,  theo tôi, Giáo dục thường xuyên trước mắt cần:

  1. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
  2. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương thức tổ chức đào tạo và bồi dưỡng với tinh thần thuận lợi cho người học, tạo điều kiện tối đa để người học tiếp xúc và được thỏa mãn dịch vụ GD và đạt được chất lượng và hiệu quả cao.
  3. Phối kết hợp tốt:

    - Trung tâm Giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học.

    - Trung tâm Giáo dục thường xuyên với Giáo dục thường xuyên, sát yêu cầu của địa phương.

    - Đẩy mạnh công tác truyền thông: Thông tin về các dịch vụ GD được cung cấp. Kết quả, sản phẩm khi sử dụng dịch vụ; tính tiện ích;…

    -  Tháo gỡ về chính sách về Giáo dục thường xuyên.

    -  Thủ tục hành chính theo hướng tinh giản.

  4. Mở rông đối tượng được đào tạo: không loại trừ người học, không tạo ra rào cản đối với người học .
  5. Mở rộng địa điểm đào tạo để tạo điều kiện cho người học được tiếp xức với cộng đồng (45 tỉnh thành).
  6. Mở về thơi gian: không đóng khung thời gian cố định học mọi lúc mọi nơi.
  7. Mở về phương tiện và phương pháp dạy học: học qua máy tính (qua mạng), trao đổi trực tiếp với giảng viên hoặc qua hệ thống LMS.
  8. Mở về chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

 

        Trường Đại học Vinh là 1 trong 19 cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng chính phủ lựa chọn xây dựng thành trường đại học trọng điểm quốc gia,   trường đại học đa ngành với 60 năm xây dựng và phất triển. Trường hiện có 57 ngành đào tạo đại học,  37 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ,  16 chuyên ngành đào tạo Tiến sĩ. Đội ngũ của trường gồm hơn 1000 cán bộ,  viên chức, trong đó có giảng viên với 63 giáo sư,  PGS,  245 tiến sĩ (46,1%). Với hệ thống đào tạo, bồi dưỡng chất lượng và hiệu quả (nhiều kinh nghiệp),  trường đã được kết nạp vào hiệp hội CDIO quốc tế và là thành viên của mạng lưới các trường ĐH  ĐNA (AUN). Nhằm thực hiện tốt đề án của chính phủ xây dựng xã hội học tập theo hướng mở,  hiện nay đang tổ chức đào tạo nhiều loại hình chính quy, VLVH, GDTX và bồi dưỡng cấp chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ các loại.

        Là một cơ sở giáo dục đại học lớn của cả nước, Trường Đại học Vinh sẵn sàng trao đổi, hợp tác với tất cả các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, các cở sở giáo dục đào tạo trong cả nước triển khai các hoạt động liên kết đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp cho người học các chương trình, sản phẩm đào tạo có chất lượng, tạo cở hội để Trường Đại học Vinh cũng như các đối tác liên kết cùng hợp tác, phát triển. Chúng tôi mong muốn trở thành đối tác tin cậy cho các đơn vị, và là địa chỉ để các học viên trao gửi niềm tin trong quá trình học tập và nâng cao trình độ.

Đồng chí: Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo

Đồng chí: Nguyễn Ngọc HiềnPhó Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh